Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ba Lan lớn tiếng cảnh báo trừng phạt Nga
Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna hôm qua (7/10) đã lớn tiếng cảnh báo rằng, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nữa đối với Nga nếu chính sách của Moscow đối với Ukraine không thay đổi.

 



 Tân Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz

 

Kể từ khi thoả thuận ngừng bắn đạt được giữa lực lượng ly khai miền đông Ukraine và chính quyền Kiev cách đây hơn một tháng, giới lãnh đạo Châu Âu hầu như chỉ tập trung vào vấn đề khi nào sẽ dỡ bỏ các đòn trừng phạt với Nga chứ không phải chủ đề thắt chặt thêm các biện pháp đó.

 

Tuy nhiên, các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine hiện nay đã khiến giới chức phương Tây quay sang gia tăng sức ép với Nga. Mỹ cùng phương Tây thường cáo buộc Nga hậu thuẫn quân sự cho lực lượng ly khai Ukraine bất chấp việc điện Kremlin liên tục bác bỏ cáo buộc trên.

 

"Nếu Nga không thay đổi chính sách, các biện pháp trừng phạt sẽ được thắt chặt hơn và những đòn đó sẽ khiến Nga bị tổn thương thêm nữa”, Ngoại trưởng Ba Lan Schetyna cảnh báo trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Ba Lan Polsat News.

 

"Tất cả các nước Châu Âu đang nói chung một tiếng nói, cùng với Australia, Mỹ và Canada. Thế giới tự do sẽ nói ‘không’ với loại chính sách này. Quan điểm của Ba Lan được các nước khác chia sẻ", ông Schetyna nhấn mạnh.

 

Ba Lan là một nước thành viên NATO có chung biên giới với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan cũng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ Nga, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine.

 

Ông Schetyna vừa mới được bổ nhiệm là Ngoại trưởng Ba Lan hồi tháng trước. Người tiền nhiệm của ông – ông Radoslaw Sikorski được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Ba Lan.

 

Tuy nhiên, bất chấp phát biểu được cho là cứng rắn và có phần thách thức Nga ở trên của tân Ngoại trưởng Ba Lan Schetyna, giới phân tích tin rằng chính quyền mới của Ba Lan có quan điểm mềm hơn trong chính sách với Ukraine. 

 

Ba Lan không còn quan tâm đến Ukraine?

 

Tân Thủ tướng Ba Lan hồi tuần trước đã ám chỉ rằng, nước này sẽ thay đổi chính sách đối ngoại, theo đó Warsaw sẽ áp dụng một lập trường tiếp cận không can thiệp đối với cuộc xung đột ở miền đông Ukraine và sẽ tập trung vào an ninh của riêng mình thay vì là quan tâm đến số phận của nước láng giềng phía đông.

 

Bà Ewa Kopacz đã trở thành Thủ tướng mới của Ba Lan sau khi Thủ tướng Donald Tusk từ chức hồi tháng 9 để tiếp nhận chức Chủ tịch của Hội đồng Châu Âu.

 

Dưới thời ông Tusk, Ba Lan ủng hộ mạnh mẽ cho chính sách của Ukraine trong việc bắt tay với phương Tây. Điều này đã khiến Moscow tức giận. Cựu Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski là một trong những chính khách công khai chỉ trích điện Kremlin mạnh mẽ nhất, gay gắt nhất trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

 

Tuy nhiên, bà Kopacz kể từ khi lên cầm quyền hồi tháng trước đã tìm cách tách mình ra khỏi những chính sách cứng rắn của người tiền nhiệm. Hồi tuần trước, tân Thủ tướng Ba Lan từng tuyên bố, số phận của đất nước Ukraine phần lớn nằm trong tay của chính họ. "Chúng tôi ủng hộ hướng đi thân Châu Âu của Ukraine nhưng chúng tôi sẽ không thay thế người Ukraine trong công cuộc cải cách đất nước của họ", bà Kopacz phát biểu đồng thời chỉ thị cho Ngoại trưởng Grzegorz Schetyna khẩn trương phác thảo lại chính sách đối ngoại của Ba Lan và trình lên Quốc hội vào cuối tháng này.

 

Thủ tướng Kopacz khẳng định, bà muốn ngăn chặn tình trạng “Ba Lan bị cô lập” trong Châu Âu – điều có thể xảy ra khi đặt ra “những mục tiêu không thực tế” trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ba Lan trước đây liên tục kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga bằng những "đòn" mạnh đến mức nhiều nước EU không thể chấp nhận.

 

"Mục tiêu của chính phủ của tôi sẽ là áp dụng một chính sách thực dụng đối với những gì đang xảy ra ở Ukraine. Vấn đề chính đối với Ba Lan hiện nay là chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và củng cố nhà nước Ukraine, bà Kopacz cho hay, nói thêm rằng Ba Lan tiếp tục phản đối “bất kỳ hành động chiếm đất nào trên lãnh thổ của quốc gia Ukraine có chủ quyền hay là sự thay đổi đường biên giới ở Châu Âu bằng vũ lực”.

 

Khi phương Tây và Nga đang lao vào cuộc chiến trừng phạt thương mại thì Ba Lan ra sức cổ vũ cho một phương pháp tiếp cận cứng rắn với điện Kremlin – kẻ thù lịch sử ở Đông Âu của họ. Giới chức Nga đã phản ứng giận dữ, cáo buộc Ba Lan đã đào tạo những người biểu tình gây ra cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych hồi đầu năm nay.

 

Khi cuộc đối đầu Đông-Tây leo thang căng thẳng ở mức cao nhất từ sau Chiến tran Lạnh, Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần đề cập đến việc củng cố kho vũ khí hạt nhân của Nga. Sau khi quân đội Nga tiến hành một cuộc tập trận dựa trên giả định tấn công hạt nhân vào thủ đô Warsaw của Ba Lan năm 2009, phát biểu của ông Putin đã khiến Ba Lan lo ngại. Lãnh thổ Ba Lan nằm hoàn toàn trong tầm bắn của các tên lửa đạn đạo của Nga. Có lẽ nỗi quan ngại này chính là lý do chính khiến Ba Lan sùng sục đòi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ nước họ - điều mà Nga kiên quyết phản đối.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao NATO muốn làm lành với Nga? (08-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Thời kỳ trăng mật (07-10-2014)
    Sau Ukraine, Mỹ quyết “nhúng tay” vào Trung Quốc? (07-10-2014)
    Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự (07-10-2014)
    “Ông Putin tung lá bài Trung Quốc chỉ để hù dọa Mỹ và Phương Tây” (07-10-2014)
    Vì sao miền đông Ukraine “dứt tình” với Kiev? (06-10-2014)
    NATO tung quân hùng tướng mạnh 'bảo vệ' Đông Âu? (06-10-2014)
    Đoạn kết buồn của Tổng thống Indonesia (06-10-2014)
    “Trùm mới” của NATO lên giọng thách thức Nga (05-10-2014)
    Hong Kong: Bế tắc sẽ còn kéo dài (05-10-2014)
    Hồi ức cảm động của một bé gái chạy khỏi Triều Tiên (05-10-2014)
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bị “truất ngôi”? (05-10-2014)
    Tổng thống Pháp Francois Hollande: Nỗi lo “thất sủng” (04-10-2014)
    Mỹ xấu hổ thừa nhận EU phải trả giá đắt vì trừng phạt Nga (04-10-2014)
    Hong Kong, “con mồi” để Bắc Kinh bẫy “cá lớn” Đài Loan (04-10-2014)
    Những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc "ngồi trên lửa" (04-10-2014)
    Cảnh sát, nhóm ủng hộ và phản biểu tình hỗn chiến, náo loạn Hong Kong (03-10-2014)
    Thừa thắng ở Ukraine, Nga đang phản công lại EU? (03-10-2014)
    Tấn công IS, Mỹ dập lửa bằng xăng! (03-10-2014)
    Xong Ukraine, Nga sẽ 'đối đầu' với Trung Quốc ở Trung Á? (02-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153127150.